Chẩn đoán sự phát triển của trẻ qua thóp

Chẩn đoán sự phát triển của trẻ qua thóp

Chẩn đoán sự phát triển của trẻ qua thóp

Khi trẻ vừa ra đời xương sọ não của trẻ chưa hoàn thiện, tạo nên thóp trên đầu của trẻ. Dần dần thóp sẽ đầy lên và hoàn thiện dần xương hộp, để có sự bảo vệ tốt nhất cho trí não của bé.

Thóp của trẻ

Thóp là nơi xương hộp sọ của trẻ chưa khép hết. Thóp được chia ra thành 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau”. Thóp trước là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, thóp sau là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm.

Thóp trước có đặc điểm thay đổi liên tục. Ngày đầu sau sinh kích thước thay đổi từ 0,6 – 3,6cm, trung bình là 2,1cm. Thóp trẻ sinh non gần đủ tháng và đủ tháng tương tự nhau.Thóp sau lúc sinh ra đã gần khép lại hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, thóp này đóng rất sớm, thường là sau 4 tháng đã khép kín.

Khi mẹ không thể sờ thấy có nghĩa là thóp đã đóng lại, thời gian đóng thóp trung bình là gần 14 tháng. Tốc độ đóng thóp trung bình là 1% ở tháng thứ 3, 38.8% ở tháng thứ 12 và 96% khi trẻ được 24 tháng.

Chẩn Đoán Sự Phát Triển Của Trẻ Qua Thóp

Ảnh: Sưu tầm Internet

Khi mới sinh, mẹ thường đội mũ để bảo vệ thóp của trẻ

Chức năng của thóp

Thóp có chức năng bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Và chính khe hở chưa đóng kín này sẽ giúp bé chui ra từ người mẹ dễ dàng hơn. Ngăn ngừa các trường hợp đau, chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương khi chui qua xương chậu của mẹ.

Giai đoạn đầu đời, thóp còn có tác dụng bảo vệ bé khỏi chấn thương não, nhất là khi bé bắt đầu học lẫy, bò, học đi.

Các trường hợp đóng thóp bất thường

Thóp trẻ khép lại quá sớm hoặc quá muộn đều là biển hiện của bệnh lý. Thông thường khi khám bệnh, các bác sĩ nhi khoa trước khi hỏi về triệu chứng bệnh của trẻ, việc đầu tiên là sờ tay vào thóp trẻ để sơ bộ hiểu được tình hình phát triển và sức khỏe của trẻ vì thóp như là một “cửa sổ” qua đó để nhìn và xác định bệnh tật của trẻ.

Thóp đóng sớm

Trường hợp thóp trẻ đóng lại sớm có 2 lý do là não bé hoặc xương đầu trẻ cốt hóa quá sớm. Thóp và xương khép lại sớm sẽ hạn chế sự phát triển của đại não, ảnh hưởng tới trí tuệ của trẻ. Người ta cho rằng, thóp đóng lại quá sớm thường do bẩm sinh hoặc do khi mang thai, sản phụ thường xuyên chiếu tia X quang gây nên, cũng có thể sau khi bị viêm não, đại não ngừng phát triển mà gây nên.

Thóp đóng muộn

Trong trường hợp thóp của trẻ đóng lại muộn và mở rộng ra theo tuổi của trẻ thì đó cũng là hiện tượng khác thường, chứng tỏ khả năng xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp trạng kém hoặc bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to lên khác thường gây nên.

Kiểm tra tình trạng sức khỏe bé qua thóp

Kiểm tra tính chất và trạng thái của thóp các bác sĩ có thể chẩn đoán được tình hình phát triển sinh trưởng của trẻ.

Khi phát triển bình thường, thóp có biểu hiện bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim. Dùng đầu ngón tay sờ lên thóp có cảm giác mềm mềm và ở dưới trống rỗng.

Nếu thóp trước trở nên đầy đặn, thậm chí phồng lên, chứng tỏ áp suất trong đầu tăng lên cao (gọi là tăng áp lực nội sọ), phần nhiều thấy trong các bệnh như huyết áp, viêm màng não, não úng thủy…

Nếu thóp trước lõm xuống thì đó là do trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng gây nên. Điều cần lưu ý là khi trẻ khóc, thóp cũng nhô lên do đó cần kiểm tra thóp khi trẻ bình tĩnh. Nếu thấy thóp có những biểu hiện bất thường, bạn hãy đưa bé đi khám để được giúp đỡ.

Như vậy, việc sờ vào thóp trẻ là điều cần làm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ, nhưng khi sờ cần nhẹ nhàng, thích hợp, không nên quá mạnh tay khiến trẻ sợ và số lần sờ cũng tùy thuộc vào thái độ và sức khỏe của trẻ. Ngoài việc sờ vào thóp, bạn cũng nên quan sát bên ngoài cũng như vòng đầu của trẻ để kết hợp với thóp mà có được kết luận đúng đắn.

Hệ thống cửa hàng Mẹ và Bé VOI CON xin chia sẻ cùng ba mẹ bài viết trên, hy vọng giúp ích được cho các bạn.

Hệ thống cửa hàng Mẹ và Bé Voi Con chuyên: đồ sơ sinh cao cấp chính hãng, sữa, bỉm, đồ ăn dặm, quần áo, đồ dùng cho mẹ và bé. Giảm giá 3% khi mua online.

Trả lời

0