Người xưa nói: “Trăm đức, hiếu thảo là trên hết”. Trong cuộc sống, chúng ta luôn coi “chữ hiếu” là tiêu chí hàng đầu để đánh giá tính cách của một người con. Nhưng thực tế lại có nhiều trường hợp trẻ vô lễ, hỗn hào, thậm chí dám “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” với cha mẹ. Trước những hành động này của con, cha mẹ không khỏi đau lòng tự hỏi: “Tại sao tôi hy sinh cho cho con tất cả, nhưng thứ tôi nhận lại là sự vô ơn, thiếu tôn trọng của con?”.
Nói về vấn đề này, Giáo sư Lý Mai Cẩn – chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý Tội phạm và Nuôi dạy con, hiện công tác tại Đại học Cảnh sát Nhân dân Trung Quốc cho biết: “Nhiều vấn đề của con cái là do cha mẹ tạo ra. Nếu vấn đề của cha mẹ không được giải quyết, vấn đề của con cũng không được giải quyết. Có một kiểu giáo dục gia đình thất bại, đó là con cái ngày càng bất hiếu với cha mẹ! Sự thiếu tôn trọng của con cái đối với cha mẹ không chỉ là vấn đề của trẻ mà còn là vấn đề của cả nền giáo dục”.
Một người con không biết hiếu kính với cha mẹ thì dù tài giỏi đến mấy cũng chẳng mang lại ích lợi gì cho gia đình.
Giáo sư Lý Mai Cẩn.
01
Cha mẹ “khiêm tốn” không thể có được sự kính trọng của con cái
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều cha mẹ thường nhắc nhở con: “Đừng xem TV suốt như thế, không tốt cho mắt đâu. Con tắt TV một lúc, cho mắt nghỉ ngơi được không?”, “Muộn rồi, con đi ngủ sớm được không?”,… Một số trẻ nghe lời cha mẹ, nhưng một số lại từ chối thẳng thừng. Trẻ coi lời nói của cha mẹ như gió thoảng qua tai.
Hay khi cha mẹ không đồng ý mua đồ chơi, trẻ liền gào lên ăn vạ, lăn lộn dưới đất, thậm chí còn đánh cả cha mẹ. Trước tình huống này, nhiều người lại xuống nước với con: “Thôi ngoan nào, lần sau mẹ mua cho con nhé, được không?”.
Từ những câu chuyện này, các chuyên gia giáo dục chỉ ra: Trẻ nhỏ không biết hiếu thảo, vâng lời là bởi chính cha mẹ đã bế chúng lên, đặt ở một vị trí quá cao trong gia đình. Kiểu cha mẹ như vậy thường không đặt ra giới hạn trong việc thỏa mãn, chiều chuộng con cái. Để rồi mối quan hệ của họ và con vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Những bậc cha mẹ “khiêm tốn”, nhún nhường quá mức sẽ khiến lời nói của bản thân trong mắt con trở nên mờ nhạt, yếu ớt, không có giá trị. Cũng vì vậy mà họ khó giáo dục được con. Nếu cứ như vậy, trẻ không chỉ thiếu sự kính trọng với cha mẹ mà con nảy sinh tính tự cao, kiêu ngạo.
Trong một chương trình truyền hình, khi thảo luận về chủ đề nuôi dạy con cái, nữ diễn viên Triệu Vy từng nói 1 câu thế này: “Cha mẹ không thể để con có địa vị cao trong gia đình. Sau này khi bạn về già, con sẽ nghĩ bạn không quá quan trọng. Cha mẹ không thể đặt con quá cao được”. Ý kiến của cô sau đó nhận được nhiều sự tán thành của khán giả. Quả thật, cha mẹ yêu thương nhưng cũng phải tỏ rõ uy quyền với con.
02
Thái độ đối với cha mẹ là tính cách chân thật nhất của một đứa trẻ
Một vụ việc xảy ra tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc từng khiến dư luận nước này vô cùng phẫn nộ. Người đàn ông 40 tuổi vì đòi bố mẹ mua ô tô không được đã nổi điên, đập vỡ TV và đầu thu vệ tinh trong nhà, sau đó còn đánh đập cha già khiến ông phải quỳ gối cầu xin.
Người cha già sau đó kể lại, con trai mình từ nhỏ đã không ngoan ngoãn, không biết nghe lời cha mẹ. Tính cách cục cằn, bạo lực, anh ta từng đánh vợ cũ khiến cả hai phải ly dị. Sau khi bị vợ bỏ, anh ta trút hết phẫn uất lên người cha mẹ. Người con bất hiếu này ở nhà cả ngày, chẳng làm gì ngoài đòi ăn uống. Anh ta cũng suốt ngày đòi tiền gia đình, đòi không được thì đánh đập mọi người.
Một đứa trẻ có được giáo dục tốt hay không, có thể nhìn rõ ở thái độ của chúng với cha mẹ. Trẻ không biết kính trọng cha mẹ, khi đối diện với xã hội cũng khó thành công, khó vượt qua được những thử thách của nhân loại.
Cách giáo dục tốt nhất không phải là biến đứa trẻ trở thành thiên tài, mà là khiến trẻ đặt cha mẹ trong lòng. Có như vậy, trẻ mới biết hiếu kính với cha mẹ. Đây không chỉ là một đức tính tốt mà còn là thái độ sống tốt. Cha mẹ thông minh phải biết cách tạo dựng uy tín trong lòng con cái, để con kính trọng và tin tưởng.
03
Làm thế nào để nuôi dạy lòng hiếu thảo của con
Về điều này, giáo sư Lý Mai Cẩn cho biết: Khi giáo dục con trẻ, cha mẹ cần phải đặt ra những nguyên tắc. Với vật chất, cha mẹ không thể thỏa mãn con mọi thứ mà có thể cùng con quyết định bao lâu thì mua đồ chơi, cho bao nhiêu tiền tiêu vặt một tháng,…
Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ phải tham gia làm việc nhà, thiết lập các quy tắc tự học,… Khi trẻ sai, cha mẹ phải nghiêm khắc chỉ ra lỗi chứ không thể thỏa hiệp, chứ đừng nói đến việc nuông chiều. Cách dạy dỗ của cha mẹ phải có điểm mấu chốt, như vậy hành vi của trẻ mới đúng đắn.
Bên cạnh đó, cha mẹ phải khiến con tin tưởng, bằng cách luôn sống trung thực, đáng tin, biết cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến của con. Đồng thời, là cha mẹ, chúng ta phải nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện bản thân trở nên mạnh mẽ. Bằng cách này, dù về mặt tình cảm hay tinh thần thì cha mẹ đều là những người đáng để con cái nương tựa và cảm phục.
Cuối cùng, chính cha mẹ phải làm gương cho con cái. Nếu cha mẹ không tôn trọng ông bà, người lớn tuổi thì con cái cũng khó lòng mà tôn trọng chúng ta được. Vì vậy cha mẹ hãy làm gương, cho con thấy được truyền thống hiếu thảo của gia đình.
Pháp luật và bạn đọc
Hệ thống cửa hàng Mẹ và Bé VOI CON xin chia sẻ cùng ba mẹ bài viết trên, hy vọng giúp ích được cho các bạn.
Hệ thống cửa hàng Mẹ và Bé Voi Con chuyên: đồ sơ sinh cao cấp chính hãng, sữa, bỉm, đồ ăn dặm, quần áo, đồ dùng cho mẹ và bé. Giảm giá 3% khi mua online.