Kiến thức về sữa Mẹ cần biết trước khi chào đón Bé

Để chào đón bé yêu chắc hẳn Bố Mẹ cần phải chuẩn bị rất đồ dùng cho bé cũng như trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về nuôi dạy con, trong đó vấn đề về sữa là 1 trong những điều quan trọng nhất bố mẹ cần lưu ý. Với kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho Mẹ đi sinh lần đầu, Voicon.net xin chia sẻ đến Bố Mẹ 1 số kiến thức liên quan đến sữa mẹ. Hy vọng với bài viết này Bố Mẹ sẽ có thêm thông tin để nuôi con không còn là 1 cuộc chiến. Chúc Mẹ vượt cạn thành công chào đón thêm 1 thiên thần nhỏ nhé.

Sữa mẹ :

  • Theo tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) khuyến cáo, các mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất là trong 6 tháng đầu.
  • Đặt trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ ngày sau sinh và khuyến khích bú mẹ ít nhất là 8 lần/24 giờ.
  • Không nên cho uống nước hoặc sữa công thức trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Cho ăn bổ sung khi trẻ được 6 tháng tuổi, song song với việc tiếp tục bú mẹ ít nhất đến 24 tháng.
  • Nên cho bú mẹ trực tiếp càng sớm càng tốt. Trong trường hợp trẻ phải cách ly mẹ do sinh non hoặc do bệnh lý, khuyến khích mẹ hút sữa, lưu ý là kỹ thuật trữ sữa có thể ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng của sữa và khả năng nhiễm khuẩn của sữa.

Kien Thuc Ve Sua Me Can Biet Truoc Khi Chao Don Be 7351 Kiến Thức Về Sữa Mẹ Cần Biết Trước Khi Chào Đón BéSữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chuẩn bị nuôi con bằng sữa mẹ ngay từ khi mang thai

Từ giữa thai kỳ, các hormone bắt đầu kích thích việc sản xuất sữa non. Có nghĩa là đến cuối thai kỳ, mẹ đã có một lượng sữa non sẵn sàng cho bé rồi đấy.Vì thế Mẹ hãy chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho các cơ quan sản xuất sữa bằng cách:

  • Ăn uống lành mạnh,khoa học : Chọn các loại thực phẩm lành mạnh, ít chất bảo quản, phụ gia và hóa chất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng chất lượng sữa mẹ. Một số loại thực phẩm tự nhiên giúp thanh lọc cơ thể và tăng sức đề kháng bao gồm: nghệ, ngò (rau mùi) và tỏi.
  • Giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái : Mẹ nên ý thức được là mình không stress, ăn ngủ đầy đủ thì con có sữa để phát triển, hãy dựa vào đó mà cố gắng.
  • Tránh các hóa chất có hại: Mẹ nên chọn các sản phẩm nhựa không có BPA, các loại rau củ quả trồng theo phương pháp hữu cơ và không chứa thuốc trừ sâu, mỹ phẩm và các loại thực phẩm chứa paraben.
  • Chuẩn bị kế hoạch sinh nở  thật kỹ: Lượng hormone kích thích sữa mẹ sẽ gia tăng trong khoảng 40 giờ kể từ khi sinh, do đó, mẹ nên tận dụng khoảng thời gian này để tạo nguồn sữa cho con. Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt. Để chuẩn bị được điều này, ngay từ khi còn mang thai, mẹ đã cần ghi chú vào bản kế hoạch sinh nở và ghi chú với các nhân viên bệnh viện từ trước hoặc trong ca sinh.
  • Chuẩn bị các vật dụng cần thiết: Để hỗ trợ bộ ngực, tránh tình trạng ngực căng sữa lâu và bầu ngực không ở đúng tư thế gây tắc tia sữa, mẹ nên chuẩn bị sẵn một số áo ngực cho con bú để nâng đỡ bộ ngực. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cân nhắc việc sử dụng máy hút sữa và túi trữ sữa để kịp thời kích thích sản xuất sữa mẹ ngay từ khi bé mới chào đời.
  • Xác định những điều cần hạn chế: Trước hết, đó là việc sinh nở với sự hỗ trợ của thuốc giảm đau hay phẫu thuật. Những mẹ sinh thường sẽ có cơ hội nuôi con bằng sữa mẹ nhiều hơn và gia tăng lượng sữa mẹ nhiều hơn. Tiếp đến, mẹ không nên sắm các vật dụng như núm vú giả vì nó có thể khiến bé không có hứng thú với việc bú sữa mẹ.

Kien Thuc Ve Sua Me Can Biet Truoc Khi Chao Don Be Kiến Thức Về Sữa Mẹ Cần Biết Trước Khi Chào Đón Bé

 

Da kề da ngay sau sinh và cho trẻ bú Mẹ càng sớm càng tốt

  • Trẻ sơ sinh cần được tiếp xúc da kề da với mẹ ngay sau khi chào đời. Đây là việc làm vô cùng quan trọng giúp trẻ giảm sốc khi phải rời khỏi tử cung ra môi trường bên ngoài, ổn định thân nhiệt, điều hòa nhịp thở, phòng hạ đường máu và đặc biệt là giúp trẻ hình thành phản xạ tìm vú mẹ.
  • Đối với người mẹ, tiếp xúc da kề da với con cũng là liệu pháp không kém phần quan trọng khi nó giúp mẹ giảm đau và kích thích cơ thể tiết ra hormone “tình yêu” oxytocin để giải phóng và tăng tiết sữa. Nếu vì lý do nào đó mà bé không thể gần gũi mẹ thì cha hoặc người thân của bé có thể làm người thay thế
  • Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Hành động này giúp trẻ tận hưởng được những giọt sữa non quý giá, đồng thời giúp trẻ cảm nhận được hơi ấm thương yêu từ cơ thể người mẹ. Đừng quá lo lắng khi mẹ chưa có nhiều sữa cho con bú, bởi chỉ một vài giọt sữa non sánh đặc đã có thể lấp đầy chiếc dạ dày nhỏ như hạt đậu của trẻ rồi.

 

Những nguyên tắc cần nắm vững để duy trì sữa cho bé

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi :  Chế độ ăn uống không đảm bảo có thể khiến mẹ bị ít sữa hoặc sữa không đủ dinh dưỡng, con bú mẹ chậm lớn, chậm tăng cân. Ngoài  ra nếu bị stress, hệ trục não bộ – tuyến yên bị ức chế sẽ khiến hormone tiết sữa prolactin và hormone giải phóng sữa oxytocin bị giảm xuống, kết quả là người mẹ ít sữa dần hoặc mất sữa. Vì vậy mẹ hãy đảm bảo đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý sau khi sinh, đừng quá căng thẳng nhé.
  • Massage bầu ngực sau sinh bằng nước ấm : Massage bầu ngực không chỉ là bí quyết giúp kích sữa mẹ giúp cho lượng sữa nhiều mà còn là tuyệt chiêu hay ngăn ngừa ung thư vú cho mẹ, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan như tắc tia sữa, u vú, áp xe vú do chất lỏng bị tích tụ lâu ngày.Kien Thuc Ve Sua Me Can Biet Truoc Khi Chao Don Be 7351 2 Kiến Thức Về Sữa Mẹ Cần Biết Trước Khi Chào Đón Bé
  • Sử dụng thảo dược giúp tăng tiết sữa: Các loại thảo dược rất lành tính, không chỉ bổ sung dưỡng chất cho chị em phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe mà còn có tác dụng kích thích cơ chế sản xuất sữa mẹ, giúp sữa mẹ luôn dồi dào.

  • Cho trẻ ngậm bắt núm vú đúng cách : Mẹ chỉ cần đưa đầu vú chạm vào mũi trẻ, trẻ sẽ tự động mở rộng miệng để ngậm lấy vú mẹ. điều đó giúp trẻ bú được nhiều sữa, nuốt sữa dễ dàng, giảm cảm giác đau đớn ở đầu vú của người mẹ cũng như kích thích tiết hormone oxytocin để giải phóng sữa và tăng tiết sữa hiệu quả.
  •  Vắt hút,bú sữa đều đặn : Trường hợp cho bé bú trực tiếp thì mẹ nên cho bé bú đều đặn và bú hết 1 bên ngực rồi mới chuyển sang bên còn lại. Nếu chưa hết một bên ngực nhưng đã chuyển sang bên còn lại, tuyến sữa có thể hiểu nhầm rằng nhu cầu của bé đang ít đi khiến mẹ bị ít sữa dần hoặc mất sữa. Khi không thể bú trực tiếp mẹ hãy cố gắng vắt sữa để đảm bảo duy trì lượng sữa và phòng tránh tắc sữa. Nếu việc vắt hút bằng tay khiến mẹ đau đớn, hãy thử với một vài loại máy hút sữa xem sao. Mẹ lưu ý nhớ vệ sinh thật sạch bầu vú trước và sau khi vắt hút sữa nhé!
  • Đừng vội vàng cho trẻ dùng sữa công thức: Mẹ nên biết, hầu hết các bà mẹ đều có thể nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu , chỉ cần mẹ tin vào điều đó. Cho trẻ sử dụng sữa công thức quá sớm có thể khiến trẻ bỏ bú mẹ hoặc gặp phải một số rắc rối như táo bón hoặc dị ứng đạm sữa bò.

 

Nuôi con bằng sữa mẹ không khó. Đừng vì lý do nào đó mà để con phải chịu thiệt thòi trong những năm tháng đầu đời, mẹ nhé!

0