Nuôi con bằng sữa mẹ là nhiều điều mà nhiều bà mẹ mong muốn. Thế nhưng, không phải mẹ nào cũng có thể làm được điều này. Bởi sau sinh, nhiều mẹ sẽ gặp phải các tình trạng như mất sữa, tình trạng sức khỏe không đảm bảo… cũng vì những lý do đó mà mẹ phải cai sữa cho con. Thay vào đó, nhiều mẹ đã chọn cách dùng sữa công thức để thay thế hoặc bổ sung thay cho nguồn sữa tự nhiên từ mẹ. Tuy nhiên, nếu pha sữa sai cách cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
1Pha sữa sai công thức của nhà sản xuất
Nhiều mẹ nghĩ rằng cho nhiều sữa bột hơn sẽ giúp bé no bụng hơn và tăng cân tốt. Tuy nhiên trên thực tế không như vậy, việc cho nhiều bột sữa vượt quá mức quy định in trên bao bì của nhà sản xuất sẽ cung cấp hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn cơ thể bé cần gây khó hấp thu, các dưỡng chất còn thừa ứ đọng khiến thận làm việc quá tải ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ
Ngoài ra, việc sử dụng thìa đong không chuẩn, không dùng đủ lượng sữa bột được nhà sản xuất khuyến cáo, hoặc pha với quá nhiều nước có thể khiến sữa bị loãng. Khi này sữa sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể bé cần, lâu dần bé sẽ thiếu hụt dinh dưỡng, không phát triển về cân nặng, chiều cao và dễ đau ốm.
2 Sai lầm trong việc dùng nước pha sữa
2.1. Dùng nước nóng hoặc nước lạnh để pha sữa, không đúng nhiệt độ
Nhiều mẹ nghĩ dùng nước nóng khi pha sữa cho bé mẹ sẽ giúp “sữa chín”, tuy nhiên nhiệt độ quá cao của nước sẽ khiến cho các thành phần dinh dưỡng có trong sữa dễ dàng bị tiêu hủy, phá vỡ các liên kết của vitamin và làm chết lợi khuẩn có trong sữa, không còn đảm bảo để cung cấp cho cơ thể của trẻ nữa.
Việc dùng nước quá nguội để pha sữa bột cho bé sẽ không thể hòa tan hoàn toàn bột sữa, khiến sữa bị vón cục, gây ra các cặn sữa. Mẹ không nên để nguội nước pha sữa trong nhiệt độ phòng quá 2 giờ, nhiệt độ lạnh sẽ khiến các men trong hệ tiêu hóa non nớt của trẻ không hoạt động tốt, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột.
Nhiệt độ lý tưởng là khoảng 40 đến 50 độ C hay đối với một số loại sữa từ Nhật Bản là 70 độ C (mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn pha sữa để biết được nhiệt độ thích hợp). Nhiều mẹ pha nước lạnh và nước sôi để tạo thành nước ấm, tuy nhiên điều này không được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích.
Mẹ nên để nguội nước đun sôi tầm 5 đến 10 phút ở nhiệt độ phòng để đạt đến nhiệt độ tiêu chuẩn, hoặc đặt ly nước sôi vào trong thau nước lạnh để nước nhanh chóng nguội dần rồi dùng để pha sữa.
2.2. Dùng nước khoáng pha sữa
Nhiều mẹ dùng trực tiếp nước khoáng để pha sữa được nhanh chóng khi bé quấy khóc mà không qua đun sôi để nguội, điều này là không nên bởi sẽ vô tình gây biến đổi các chất dinh dưỡng có trong sữa.
Khi dùng nước khoáng để pha sữa cho bé, các chất khoáng có trong nước sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé, có thể gây ra sỏi thận nếu sử dụng trong thời gian dài, thậm chí còn dẫn đến các bệnh lý khác như mệt mỏi, khát nước, khô tế bào,… Để tốt nhất mẹ nên dùng nước lọc đun sôi để nguội để pha sữa cho bé.
2.3. Dùng nước cháo pha sữa
Trong thành phần của sữa có đầy đủ các chất protein, lipid, đường, vitamin và khoáng chất, còn trong nước cơm và cháo chủ yếu là vitamin B1, tinh bột, glucid. Khi pha sữa với nước cháo khiến nồng độ thành phần dinh dưỡng tăng cao, vượt qua giới hạn hấp thụ tiêu hóa qua đường dạ dày của trẻ, làm cho bé chậm tiêu.
Ngoài ra trong sữa có nhiều vitamin A, trong nước cơm và cháo chủ yếu là tinh bột với lipoxidase, các chất này sẽ phá hoại vitamin A. Trong quá trình hấp thụ, tinh bột trong nước cháo và canxi có trong sữa đều cạnh tranh để được hấp thu khiến khả năng tiếp nhận canxi của bé giảm đi. Trẻ có thể chậm tăng trưởng chiều cao, hệ răng kém phát triển, khó ngủ, còi xương, suy dinh dưỡng.
2.4. Pha sữa cùng nước hoa quả
Việc bé kén sữa khiến các mẹ nghĩ rằng pha sữa cùng nước hoa quả sẽ giúp tăng hương vị khiến trẻ hứng thú với việc uống sữa hơn, bổ sung được nhiều dưỡng chất hơn do trái cây giàu dinh dưỡng.
Tuy nhiên, nước trái cây hoàn toàn không thích hợp dùng để pha sữa vì trong nước trái cây có chứa nhiều vitamin C và một số acid hữu cơ. Các chất này sẽ làm vón casein, gây kết tủa và làm biến chất protein khiến trẻ khó tiêu và đầy bụng.
Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho trẻ uống sữa ngay sau hoặc trước khi ăn hoa quả vì như vậy có thể sẽ làm giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein trong sữa.
2.5. Cho nước vào sau khi cho bột sữa
Các mẹ cũng cần lưu ý cho nước vào bình trước rồi mới cho bột sữa sau. Việc cho nước vào bình sau khi cho bột sữa vào làm sữa vón cục, hình thành các cặn sữa khiến bé khó tiêu hóa. Ngoài ra sữa bị vón cục sẽ khiến lượng sữa bột không còn đúng tỉ lệ, không cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho bé.
3Hâm sữa sai cách
3.1. Hâm sữa bằng lò vi sóng
Các mẹ thường hâm sữa bằng lò vi sóng và cho rằng điều này sẽ làm ấm sữa một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, mức nhiệt trong lò vi sóng quá cao để hâm sữa khiến chất lượng sữa bị ảnh hưởng.
Cũng bởi nhiệt độ cao, lò vi sóng nhanh chóng làm ấm sữa, nhưng chỉ làm nóng vỏ bên ngoài của bình sữa, không làm nóng đồng đều sữa bên trong dẫn đến chỗ quá nóng, chỗ quá lạnh khiến trẻ dễ bị phỏng.
3.2. Hâm nóng sữa quá lâu
Thời gian tốt nhất để hâm sữa cho bé là trong vòng 10 phút, nếu hâm quá 10 phút sẽ khiến vi khuẩn có hại sinh sôi trong sữa khiến bé dễ bị tiêu chảy
3.3. Để sữa nguội mới hâm lại
Để tốt nhất cho bé mẹ không nên để sữa nguội mới hâm lại, sữa bột được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên hâm lại và uống hết trong vòng 2 tiếng sau khi pha. Việc để nguội sữa rồi hâm lại nhiều gây biến đổi cấu trúc protein và vitamin, các kháng thể có trong sữa bị hao hụt.
4Lắc sữa quá mạnh tạo bọt khí
Trong quá trình pha sữa, để sữa không bị vón mẹ thường lắc bình sữa mạnh tay và nhiều lần điều này khiến sữa bị sủi bọt do sự di chuyển của các phân tử sữa va chạm với không khí và hơi nước có sẵn bên trong bình. Những bọt khí này vô hại cho trẻ nhưng lâu dần khiến trẻ bị đầy hợi, nôn trớ và nghén bú
Thay vì lắc bình để sữa tan đều và tan nhanh mẹ có thể dùng thìa để khuấy sữa nhẹ nhàng, hoặc dùng hai lòng bàn tay áp vào hai thân bên của bình và lăn đều để sữa tan hoàn toàn. Ngoài ra để dễ dàng khuấy sữa trong bình mẹ có thể cân nhắc chuyển sang sử dụng bình sữa cổ rộng.
5 Để sữa quá lâu mới sử dụng
Việc để sữa quá lâu ở nhiệt độ phòng sau khi pha, hoặc sau khi trẻ uống dở hoàn toàn không tốt cho đường ruột của bé. Do khi bên ngoài môi trường các chất có trong sữa dễ bị biến đổi.
Trong trường hợp bé đã uống, có dính nước bọt của bé nếu để lâu trong không khí rồi cho bé uống lại rất dễ bị nhiễm khuẩn và không tốt cho đường ruột của bé. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, sữa bột tốt nhất nên được uống hết trong vòng 2 tiếng sau khi pha.
6 Không đảm bảo vệ sinh khi pha sữa
6.1. Không lưu ý đến chất liệu bình
Khi lựa chọn bình sữa cho trẻ mẹ nên lựa chọn bình sữa thủy tinh hay bình sữa nhựa PPSU, PP để không chứa BPA có hại cho bé. Các chất độc từ nhựa BPA sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, gây hỏng men răng.
6.2. Vệ sinh dụng cụ pha sữa không cẩn thận
Khi vệ sinh dụng cụ pha sữa không cẩn thận, các vết bẩn, cặn sữa còn sót lại khiến các vi khuẩn có hại tích tụ, sinh sôi và xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ gây ra các bệnh về đường ruột như trào ngược dạ dày, táo bón.
Trước khi tiến hành pha sữa mẹ cần làm sạch, tiệt trùng bình sữa và các dụng cụ pha kỹ lưỡng bằng các phương pháp như luộc với nước sôi đối với bình thủy tinh hoặc cho vào máy tiệt trùng bình sữa.
6.3. Không rửa tay trước khi pha sữa
Tay mẹ tích tụ vi khuẩn do trước đó tiếp xúc với rất nhiều thứ, nếu không được làm sạch mà trực tiếp pha sữa sẽ khiến vi khuẩn từ tay bám vào bình xâm nhập vào bên trong sữa khiến bé uống dễ bị nhiễm khuẩn. Mẹ nên thiết lập thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước rửa tay diệt khuẩn trước khi pha
Bên cạnh đó, pha sữa công thức bằng nước cháo còn khiến bé hay khóc đêm, chậm tăng trưởng chiều cao, khó ngủ, chậm mọc răng vì trẻ lúc này ít được hấp thụ lượng canxi có trong sữa. Vì vậy, mẹ không nên pha sữa công thức cho con bằng nước cháo để con phát triển khỏe mạnh mẹ nhé!