Sự thật về trẻ sơ sinh mẹ có biết ? – P1

Sự thật về trẻ sơ sinh mẹ có biết ? – P1

Có con trong đời là món quà kỳ diệu của ba mẹ. Hạnh phúc vỡ òa cùng tiếng khóc khi con chào đời. Ba mẹ yêu con rất nhiều.

1.      Tất cả đều được sinh sớm

Các nhà khoa học chứng minh rằng nếu không phải do sự giới hạn diện tích khung xương chậu của người mẹ thì đứa trẻ sẽ tiếp tục giai đoạn phát triển trong dạ con thời gian lâu hơn 9 tháng, 10 ngày.

Các chuyên gia hàng đầu về nhi khoa đã ví quãng thời gian 3 tháng đầu đời của trẻ như “quý thứ 4” của thời kỳ thai nghén. Đó là thời kỳ trẻ thiếu thốn mọi kỹ năng xã hội, nụ cười và biểu cảm của trẻ thông thường chỉ đến sau khi trẻ 4 – 5 tháng.

Đối với tiếng khóc, chúng mang lại năng lượng để sinh tồn cho đứa trẻ, vì vậy mà hầu hết mọi đứa trẻ đều cất tiếng khóc chào đời. Thậm chí, trẻ sinh thiếu tháng sẽ quấy khóc nhiều hơn. Khi trẻ có sự hoàn thiện về phát triển thể chất và thích nghi với cuộc sống bên ngoài, trẻ sẽ ít khóc hơn.

Sự Thật Về Trẻ Sơ Sinh Mẹ Có Biết ? - P1

Ảnh: Sưu tầm Internet

Có nhiều điều mẹ chưa biết về bé sơ sinh của mẹ

2.      Sự tương tác với bố mẹ

Các nhà nghiên cứu phát triển ngôn ngữ chứng minh rằng bộ não trẻ hoạt động dựa trên cơ chế vận dụng cách thức phản ứng của người lớn với hành vi của mình để tự hoàn thiện. Chính vì vậy, cách thức phản ứng, tương tác của bố mẹ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ.

Trẻ sơ sinh gần như không thể kiểm soát khả năng hoạt động của khu vực vỏ não trước trán, bởi vậy, mọi nỗ lực rèn luyện hay những lo âu về tính cách ở giai đoạn đầu đời đều vô nghĩa.

Hơn nữa, kiến thức trẻ thu được trong giai đoạn này chủ yếu là cảm giác đói, sự cô đơn, lo âu, mệt mỏi và cách thức xoa dịu cơn đau. Vì vậy, ba mẹ có thể tham gia tích cực vào quá trình học hỏi bằng cách phản ứng thật nhanh trước những yêu cầu của trẻ về ăn uống và giấc ngủ.

3.      Hãy để bé yêu của bạn tiếp xúc với càng nhiều người càng tốt

Mối liên hệ với bố mẹ rất quan trọng nhưng việc tiếp xúc với nhiều người hơn sẽ giúp trẻ quen dần với nhiều biểu cảm trên khuôn mặt cũng như khả năng ghi nhớ khuôn mặt của mọi người. Tiếp xúc nhiều với người ngoài cũng giúp trẻ bạo rạn hơn, tương tác nhiều hơn nên có khả năng biết nói sớm hơn.

4.      Trẻ học cách biểu lộ cảm xúc

Cảm xúc của trẻ phát triển nhờ bắt chước lại biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt người lớn. Từ đó, dần dần hình thành nền tảng cảm xúc, khả năng giao tiếp của trẻ. Chính vì vậy, ba mẹ nên tích cực biểu hiện tình cảm trên nét mặt – theo những cách thức dễ mô phỏng. Ngoài ra, việc phát âm chuẩn, có ngữ điệu và điểm nhấn của người lớn sẽ giúp con nhỏ cảm nhận được ngôn ngữ.

5.      Tốc độ phát triển của não bộ

Não bộ con người khi mới sinh đơn giản hơn rất nhiều so với khi trưởng thành. Sau khi sinh, não bộ bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng, gần gấp đôi kích thước ban đầu và cho đến sinh nhật lần đầu, não bộ trẻ nhỏ đã đạt kích thước 60% não bộ người trưởng thành. Tùy vào từng đối tượng, não bộ có tốc độ phát triển đa dạng, nhưng không ngừng nghỉ cho đến 26 tuổi.

Hệ thống cửa hàng Mẹ và Bé VOI CON xin chia sẻ cùng ba mẹ bài viết trên, hy vọng giúp ích được cho các bạn.

Hệ thống cửa hàng Mẹ và Bé Voi Con chuyên: đồ sơ sinh cao cấp chính hãng, sữa, bỉm, đồ ăn dặm, quần áo, đồ dùng cho mẹ và bé. Giảm giá 3% khi mua online.

Trả lời