Với bài kiểm tra kẹo mút này, bạn sẽ biết con mình có thành công trong tương lai không?

Sự hài lòng chậm trễ có nghĩa là hoãn lại sự hài lòng của bản thân. Ví dụ, khi ta muốn một thứ gì đó, nhưng cần phải chờ đợi rất lâu để có được nó. Khi có được thứ này, ta sẽ không phàn nàn về việc làm thế nào để có được nó mà vẫn hài lòng.

Nhiều bậc cha mẹ biết đến câu nói “trì hoãn sự hài lòng”, nhưng họ có những cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của sự hài lòng chậm trễ. Trên thực tế đây là một phương pháp giáo dục giúp trẻ trau dồi khả năng tự chủ bản thân.

Nghiên cứu nổi tiếng nhất về “sự hài lòng bị trì hoãn” có lẽ là thí nghiệm Marshmallow.

Vào những năm 1960, giáo sư Michelle tại trường Đại học Stanford, Mỹ đã làm một thí nghiệm kẹo mút trong trường mẫu giáo. Họ đã cho nhóm trẻ 4 tuổi tuổi mỗi đứa một cây kẹo mút và nói: “Bạn có thể ăn nó bất cứ lúc nào, nhưng nếu có thể chờ tôi quay trở lại, bạn sẽ nhận được thêm 1 cây kẹo”.

Sau khi người này rời đi, có một số đứa trẻ vội vàng ăn cây kẹo, có đứa khác ngồi đợi và nhận được phần thưởng là 2 cây kẹo như đã hứa.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã theo dõi những đứa trẻ này cho đến khi chúng tốt nghiệp trung học. Người ta nhận thấy rằng, những đứa trẻ có khả năng chờ đợi 2 cây kẹo ở tuổi lên 4 có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn, hiệu quả cao hơn và sự tự tin mạnh mẽ hơn.

Những trẻ không chống lại được cám dỗ, khả năng thất vọng, tự chủ kém, dễ bị áp lực, làm việc kém hiệu quả, tự tin và tinh thần trách nhiệm thấp.

Kể từ đó, việc nuôi dưỡng trẻ em với cách thức “sự hài lòng trì hoãn” thích hợp bắt đầu thu hút sự chú ý của mọi người. Người ta tin rằng, trẻ em có sự hài lòng có thể trì hoãn thích hợp có một mức độ tự chủ nhất định, khả năng này thực sự có tương quan thuận với khả năng học tập trong tương lai và khả năng đối phó với khó khăn.

Khả năng chịu được sự trì hoãn đến từ đâu?

Trì hoãn sự hài lòng là khả năng một người chờ đợi đến đúng địa điểm và thời gian để làm những gì họ muốn làm. Nó phản ánh khả năng kiểm soát bản thân hoặc kiềm chế ham muốn.

Cha mẹ không cần bắt trẻ phải chờ đợi hoặc luôn cố tình không đáp ứng yêu cầu của trẻ, điều này có thể khiến chúng dần mất niềm tin ở cha mẹ mình.

Voi Bai Kiem Tra Keo Mut Nay Ban Se Biet Con Minh Co Thanh Cong Trong Tuong Lai Khong Với Bài Kiểm Tra Kẹo Mút Này, Bạn Sẽ Biết Con Mình Có Thành Công Trong Tương Lai Không?

Để trẻ có khả năng chờ đợi, trước hết cha mẹ phải hiểu được đặc điểm phát triển của trẻ. Trẻ sơ sinh không có khả năng chờ đợi, khi đói, buồn ngủ, mệt và muốn ôm, trẻ sẽ bộc lộ nhu cầu của mình càng sớm càng tốt và muốn được cha mẹ đáp ứng, đây là bản năng sinh tồn của những sinh vật sống. Đó cũng là cơ sở để trau dồi kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân trong tương lai.

Việc trau dồi tính tự chủ không được đi ngược lại với các đặc điểm phát triển của trẻ. Ví dụ, trong những tháng đầu đời, trẻ bắt buộc phải bú sữa, chúng không thể đợi và muốn ăn càng sớm càng tốt. Tương tự như vậy, khi trẻ được 6 tháng tuổi, 12 tháng tuồi, trẻ sẽ dần hình thành khả năng tự chủ và cha mẹ có thể yêu cầu chúng làm các việc đơn giản như chờ đợi.

Tôn trọng đặc điểm lứa tuổi của trẻ và có những kỳ vọng thực tế về chúng

Thùy trán của não rất lâu mới trưởng thành trong thời thơ ấu. Vì vậy, rõ ràng là quá khắt khe khi đòi hỏi trẻ phải kiềm chế bản thân và cân nhắc những ưu và khuyết điểm khi đối mặt với những cám dỗ.

Ví dụ, có rất nhiều món ăn vặt ngon ở nhà, cha mẹ yêu cầu con cái họ chống lại sự cám dỗ của đồ ăn vặt và ăn ngon miệng. Đầu tiên xin hỏi, bạn có thể cưỡng lại sự cám dỗ của thức ăn không? Đừng làm cho người khác điều mình không muốn, huống hồ chúng vẫn còn là trẻ con.

Voi Bai Kiem Tra Keo Mut Nay Ban Se Biet Con Minh Co Thanh Cong Trong Tuong Lai Khong Với Bài Kiểm Tra Kẹo Mút Này, Bạn Sẽ Biết Con Mình Có Thành Công Trong Tương Lai Không?

Đừng mua đồ ăn vặt để ở nhà nếu bạn không muốn con mình ăn vặt. Không sử dụng phương pháp này để rèn luyện tính tự chủ cho trẻ.

Hãy tôn trọng quy luật tăng trưởng của trẻ, không đòi hỏi cao, không dùng những phương pháp quá đáng. Việc cố tình để trẻ kìm hãm ham muốn của trẻ sẽ gây ra một số tác hại.

Có rất nhiều khoảnh khắc tự nhiên trong cuộc sống đòi hỏi trẻ phải chờ đợi và kiềm chế sự bốc đồng của mình. Tất nhiên khả năng tự chủ của trẻ còn rất kém, chúng không thể làm được nếu không có sự nhắc nhở và giúp đỡ của cha mẹ.

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trẻ em dần dần có khả năng tự chủ từ 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi, trong nhiều trường hợp có thể chờ đợi trong thời gian ngắn.

Ví dụ, trong ngày sinh nhật, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ chờ thổi nến, sau đó thực hiện điều ước, cắt bánh và chia cho cả nhà. Nếu trẻ muốn có một chiếc cặp mới, vẫn còn sớm để bắt đầu đi học, cha mẹ có thể thảo luận với trẻ, đợi đến khi giảm giá tại trung tâm thương mại hoặc mua trực tuyến và đợi chuyển phát nhanh.

Trong nhiều trường hợp, trẻ có thể được phép quyết định trong một phạm vi nhất định, và chúng có thể kiểm soát mong muốn của bản thân một cách thích hợp trong sự lựa chọn.

Mối quan hệ cha mẹ – con cái tốt, sự tự chủ được phát triển trong cuộc sống hằng ngày. Cha mẹ có thể đáp ứng yêu cầu của trẻ tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Nhiều người sau khi nhận ra sự sai lầm trong cách chia táo của người mẹ, đều phải giật mình nhìn lại bản thân.

Hệ thống cửa hàng Mẹ và Bé VOI CON xin chia sẻ cùng ba mẹ bài viết trên, hy vọng giúp ích được cho các bạn.

Hệ thống cửa hàng Mẹ và Bé Voi Con chuyên: đồ sơ sinh cao cấp chính hãng, sữa, bỉm, đồ ăn dặm, quần áo, đồ dùng cho mẹ và bé. Giảm giá 3% khi mua online.

Trả lời