Dấu hiệu bé yêu đã sẵn sàng ăn dặm

Dấu hiệu bé yêu đã sẵn sàng ăn dặm

Dấu hiệu bé yêu đã sẵn sàng ăn dặm

Ăn dặm là giai đoạn cần thiết giúp bé yêu hoàn thiện hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Thông thường, bé có thể bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 4 tới tháng thứ 6. Vì ở thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé đã có thể tập dần với các loại kết cấu thức ăn đặc hơn sữa mẹ. Vậy làm sao để mẹ nhận ra thời điểm này?

Ăn dặm là giai đoạn ý nghĩa đối với sự hoàn thiện hệ tiêu hóa cũng như như nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Thông thường trong vòng 6 tháng sau khi chào đời lượng sắt dự trữ trong sữa mẹ đã bắt đầu giảm sút. Mẹ cần giúp bé bổ sung vi chất này qua các món ăn đặc sệt của chế độ ăn dặm.

Dấu Hiệu Bé Yêu Đã Sẵn Sàng Ăn Dặm

Ảnh: Sưu tầm Internet

Kể từ tháng thứ 5 trở đi bé đã có những dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm !

Những dấu hiệu em bé đã sẵn sàng ăn dặm

Em bé có thể giữ vững đầu khi ngồi thẳng. Bé đã biết dùng lưỡi để đẩy điều này có nghĩa bé có thể bắt đầu đẩy thức ăn vào trong miệng. Đó là những dấu hiệu cơ bản khi bé đã sẵn sàng để bắt đầu làm quen với các món ăn dặm.

Các bước chuẩn bị cho bé ăn dặm

Cũng giống như tập quen với thói quen mới, việc ăn dặm cần được thực hiện từ từ. Thay vì ngưng hẳn sữa mẹ hay sữa bột bạn nên bắt đầu cho bé ăn dặm vào giữa hoặc sau khi uống sữa mỗi ngày. Mẹ hãy bắt đầu với một lượng nhỏ thức ăn lỏng như cơm vì vị của chúng khá gần với sữa mẹ. Sữa mẹ hay sữa bột vẫn là nguồn cung cấp dưỡng chất chính trong khi bắt đầu cho bé ăn dặm.

“Thực phẩm cho bé” đưa ra những chỉ dẫn cho bé ăn dặm. Cứ mỗi 3 đến 5 ngày thì cho bé thử một loại thức ăn khác đồng thời quan sát xem có xảy ra phản ứng dị ứng gì không. Nếu bạn lo ngại bé có phản ứng với một loại thức ăn cụ thể nào đó hãy nói chuyện ngay với bác sĩ,đồng thời cho bé uống nhiều nước trong ngày. “Thức uống cho trẻ sơ sinh” có nhiều thông tin hơn liên quan đến chủ đề này.

Sẽ có khó khăn lúc ban đầu khi bạn cố xác định loại thực phẩm mà bé thích. Đầu tiên bé sẽ có khuynh hướng ho tống thức ăn ra ngoài đây là một phản ứng bình thường giữ bé không bị nghẹt thở. Để biết thêm về điều này tham khảo “Hiện tượng thải loại thức ăn ở trẻ sơ sinh”.

Chọn thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm khi cả bạn và bé đều cảm thấy thoải mái đặc biệt là sau bữa sáng khi bé của bạn vui và no. Nếu bé không chịu một loại thực phẩm nào đó, hãy ngưng một vài ngày, sau đó bắt đầu trở lại.

Làm cho bé hứng thú ăn dặm

Gây sự chú ý cho bé với thực phẩm bằng cách để bé cảm nhận

Bên cạnh việc thay đổi thực đơn hàng ngày, điều quan trọng là cung cấp cho bé của bạn một chế độ ăn đa dạng để bé có thể nhận nhiều nguồn dưỡng chất khác nhau đồng thời quen với các loại khẩu vị và dạng thực phẩm khác nhau nên thậm chí sẽ không có vấn đề gì nếu bé không thể ăn được tất cả các loại thực phẩm. Trẻ sơ sinh có những cảm nhận khẩu vị cao hơn so với người trưởng thành nên không cần thiết khuyến khích trẻ ăn bằng cách thêm đường hoặc muối vào thức ăn.

Việc tập cho trẻ ăn dặm làm quen với một món mới, hay đồ ăn dặm thực sự không hề đơn giản. Mẹ cứ kiên trì và cho bé có thời gian để bé quen dần với thức ăn và cách ăn uống mới. Đừng vội ép trẻ ăn nhiều ngay từ bữa đầu tiên mẹ nhé.

Hệ thống cửa hàng Mẹ và Bé VOI CON xin chia sẻ cùng ba mẹ bài viết trên, hy vọng giúp ích được cho các bạn.

Hệ thống cửa hàng Mẹ và Bé Voi Con chuyên: đồ sơ sinh cao cấp chính hãng, sữa, bỉm, đồ ăn dặm, quần áo, đồ dùng cho mẹ và bé. Giảm giá 3% khi mua online.

Trả lời