Mẹ cần làm gì để giải tỏa áp lực chăm con nhỏ?

Áp Lực Về Tài Chính, Chi Phí Sinh Hoạt Của Gia Đình

Sau khi sinh con, mẹ bỉm sữa phải đối mặt với nhiều vấn đề khi chăm con nhỏ và làm việc nhà. Những điều này vô tình tạo áp lực lên đôi vai của mẹ, làm cho mẹ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. Hôm nay Voi con sẽ cùng các mẹ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến áp lực chăm con của mẹ và một số biện pháp hiệu quả giúp mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Mẹ bỉm sữa thường chịu áp lực gì khi chăm con nhỏ?

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là dễ dàng: bé không chịu ăn, khó ngủ, khóc nhiều khó dỗ hay quấy khóc khi bé bị ốm,…khiến cho mẹ ngày càng mệt mỏi. Bên cạnh đó còn có các lời khen chê, góp ý về cách nuôi con từ mọi người xung quanh. Những việc này ngày càng nhiều sẽ làm cho mẹ suy nghĩ, lo lắng và vô tình chúng dần trở thành áp lực chăm con mà mẹ phải chịu.

Mẹ Bỉm Sữa Thường Chịu Áp Lực Gì Khi Chăm Con Nhỏ
Mẹ bỉm sữa thường chịu áp lực gì khi chăm con nhỏ?

Sức khỏe sau khi sinh của mẹ bỉm sữa sẽ yếu hơn trước

Sau cuộc “vượt cạn” đầy khó khăn, sức khỏe của mẹ sẽ giảm sút so với trước. Tuy nhiên, trách nhiệm của mẹ lại nhiều hơn. Mẹ phải thức khuya, dậy sớm để cho con ti sữa hay dỗ bé do quấy khóc khiến mẹ thiếu ngủ. Việc ngủ không đủ ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khỏe của mẹ, cơ thể mẹ thường xuyên uể oải, tinh thần không tỉnh táo, khó tập trung vào công việc.

Áp lực về tài chính – chi phí sinh hoạt của gia đình

Gia đình có thêm một thành viên mới đồng nghĩa với việc ba mẹ cần đối mặt áp lực về tài chính nhiều hơn vì ba mẹ nào cũng muốn con mình được sống trong điều kiện tốt nhất có thể. Chi phí tã, sữa, phí tiêm ngừa, thuốc bổ,… sẽ tăng lên theo thời gian. Khi bé càng lớn thì chi phí càng tăng khiến mẹ cảm thấy áp lực chăm con tăng cao.

Áp Lực Về Tài Chính, Chi Phí Sinh Hoạt Của Gia Đình
Áp lực về tài chính, chi phí sinh hoạt của gia đình

Áp lực từ lời nhận xét, góp ý về cách nuôi con của mọi người xung quanh

Thói quen sinh hoạt của mẹ đã thay đổi rất nhiều từ khi có em bé, đặc biệt là đối với những bạn lần đầu làm mẹ. Mẹ vẫn còn bỡ ngỡ với việc dỗ con khi con khóc, cho bé ti sữa hay ru ngủ,… Vì thế những lời nói khen chê sẽ làm mẹ khó chịu, cáu gắt hơn. Mẹ dễ sinh ra các suy nghĩ tự trách mình, cảm thấy mình chưa làm tốt trách nhiệm của một người mẹ. Nếu như mẹ chịu đựng áp lực chăm con này trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng không tốt tới tinh thần lẫn sức khỏe của mẹ và bé, thậm chí dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh.

Mẹ bỉm sữa nên làm gì để giải tỏa áp lực chăm con nhỏ?

Bên cạnh việc chăm sóc con cái mẹ còn phải lo toan nhiều công việc không tên khác như quét nhà, lau nhà, nấu cơm, dọn dẹp,… Nếu như không có cách thể giải tỏa những áp lực này mẹ sẽ nhanh chóng cảm thấy kiệt sức. Vì thế, sau đây Voi con  sẽ chia sẻ một số mẹo giúp mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn này:

Lên kế hoạch chia nhỏ công việc nhà và nấu ăn

Đối với công việc nhà, mẹ không nên dồn hết việc để làm trong một ngày mà nên phân bố hợp lý để làm trong tuần. Chẳng hạn như mẹ chia ngày hôm thì lau chùi nhà vệ sinh, hôm khác sẽ dọn dẹp phòng khách,… Khi chia nhỏ công việc như vậy mẹ sẽ tránh được cảm giác công việc tồn đọng quá nhiều, chán nản không muốn làm.

Mẹ Bỉm Sữa Nên Làm Gì Để Giải Tỏa Áp Lực Chăm Con Nhỏ
Mẹ bỉm sữa nên làm gì để giải tỏa áp lực chăm con nhỏ

Còn những việc phải làm hằng ngày như nấu cơm, mẹ có thể lên kế hoạch những món cần nấu trong ngày hoặc trong tuần để tiết kiệm thời gian đi chợ và sơ chế thức ăn. Bên cạnh đó mẹ cũng có thể học thêm những công thức nấu ăn đơn giản và tận dụng các nồi nấu đa năng để có thêm thời gian nghỉ ngơi.

Nhờ sự giúp đỡ từ chồng hay người thân trong gia đình

Đôi khi, mẹ hãy cho mình “lười” một hôm và nhờ sự trợ giúp từ chồng hay người thân. Mẹ có thể nhờ chồng giúp tắm cho con, ru con ngủ,… hay chỉ đơn giản là phụ mẹ gấp quần áo. Những hành động tưởng chừng như nhỏ bé này sẽ khiến mẹ cảm thấy mình nhận được sự ủng hộ từ người thân, từ đó mẹ giải tỏa bớt được áp lực chăm con.

Mẹ nên hạ thấp tiêu chuẩn – đừng đòi hỏi mọi thứ đều hoàn hảo

Ba mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con mình nhưng mẹ đòi hỏi quá cao vì điều này sẽ tạo thành áp lực chăm con cho bản thân của mẹ. Thỉnh thoảng mẹ có thể gọi đồ ăn ngoài cho gia đình thay vì luôn phải nấu cơm hay ngừng so sánh con mình với con người khác. Hành động này sẽ làm cho mẹ dễ thở hơn, hạn chế tình huống cảm thấy mình không bằng các người mẹ khác. Bạn hãy nhớ rằng, mỗi bé con sẽ cần một phương pháp nuôi dưỡng khác nhau, phù hợp với từng hoàn cảnh sống.

Mẹ Nên Hạ Thấp Tiêu Chuẩn, Đừng Đòi Hỏi Mọi Thứ Đều Hoàn Hảo
Mẹ nên hạ thấp tiêu chuẩn, đừng đòi hỏi mọi thứ đều hoàn hảo

Dành thêm thời gian nghỉ ngơi cho bản thân – làm những điều mẹ thích

Thỉnh thoảng mẹ nên tự cho mình một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, làm những việc mà mình thích. Bạn có thể đọc sách, trò chuyện với hội bạn thân hay đi dạo, tập thể thao.

Qua bài viết trên, hy vọng rằng mẹ bỉm sữa đã có thể tìm ra cho mình những phương pháp giải tỏa áp lực chăm con phù hợp với bản thân. Đồng thời, các gia đình đang có mẹ bỉm sữa cũng sẽ thông cảm và chia sẻ nhiều hơn với những áp lực mà mẹ đang chịu.