Rối loạn tiêu hóa ở trẻ – Cơn ác mộng của cha mẹ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ – Cơn ác mộng của cha mẹ

Tại các phòng khám nhi khoa, bệnh hô hấp và rối loạn tiêu hóa là 2 nguyên nhân phổ biến nhất đưa trẻ tới gặp bác sĩ. Đôi khi, rối loạn tiêu hóa chỉ đơn thuần là một triệu chứng thứ phát của một bệnh lý của cơ thể trẻ. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp kịp thời, hội chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và kéo dài đối với miễn dịch và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Roi Loan Tieu Hoa O Tre 640 X 426 1 Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ – Cơn Ác Mộng Của Cha Mẹ

Hệ tiêu hóa là nơi tập hợp của nhiều cơ quan quan trọng như dạ dày, ruột non, trực tràng,… Hơn nữa đường ruột tập trung tới hơn 100 triệu nơron thần kinh có nhiệm vụ co bóp dạ dày, tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, sản sinh các tế bào miễn dịch,… Chúng hoạt động ngay cả khi không liên hệ được với não bộ. Do vậy, khi hệ tiêu hóa không được hoạt động bình thường, không chỉ không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe đường ruột của trẻ mà nó còn khiến sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, khiến trẻ dễ mắc bệnh nhiều hơn, đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trí não của bé trong những năm đầu đời và cả về sau nữa.

1. Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu nôn trớ, ợ hơi, ợ nóng, ăn không ngon miệng, luôn có cảm giác chán ăn kèm theo tiêu chảy, táo bón, quấy khóc không rõ nguyên nhân,.. mẹ có thể nghi ngờ trẻ đã bị rối loạn tiêu hóa.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc các rối loạn đường ruột, trong đó phổ biến là một số nguyên nhân:

Roi Loan Tieu Hoa O Tre 1 640 X 390 Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ – Cơn Ác Mộng Của Cha Mẹ
Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… là những tác nhân tấn công đường ruột còn non yếu của trẻ gây nên rối loạn tiêu hóa.

Các bác sĩ nhi khoa chia sẻ rằng rối loạn tiêu hóa không khó chữa, nếu điều trị kịp thời triệu chứng bệnh sẽ khỏi hoàn toàn nhưng nếu để kéo dài thì bé không chỉ điều trị bệnh mà phải điều trị thêm hàng loạt các biến chứng hệ lụy kéo theo như viêm ruột mãn tính, ung thư ruột,… Rối loạn tiêu hóa kéo dài khiến các chức năng tiêu hóa bị suy giảm, lượng thức ăn đưa vào không được tiêu hóa hoàn toàn, sinh ra các vi khuẩn có hại, khiến hệ miễn dịch và sức khỏe của trẻ yếu đi. Vì thế, không ít trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, kém cả thể chất và trí tuệ do cha mẹ chưa chăm lo, điều trị rối loạn tiêu hóa đúng cách.

2. Tránh xa cơn ác mộng: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Các chuyên gia luôn khuyên mẹ rằng phòng bệnh bao giờ cũng mang lại hiệu quả tốt hơn chữa bệnh. Cha mẹ nên thường xuyên tự nấu ăn cho trẻ, hạn chế ăn bên ngoài để đảm bảo thực phẩm sạch, đủ chất, an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước khi ăn cần vệ sinh tay mẹ và bé sạch sẽ bằng xà phòng. Trẻ cần được ăn uống điều độ, đúng giờ, chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh nhồi nhét trẻ ăn quà nhiều cùng một lúc.

Trẻ nên được bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6 vì ở giai đoạn này cơ thể trẻ đủ hoàn thiện một số chức năng phù hợp với việc bắt đầu ăn dặm. Nếu mẹ có ý định cho bé ăn dặm sớm hơn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.

– Nước và chất xơ là 2 thứ trẻ không thể thiếu. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng cần có đủ nước cho trẻ, bên cạnh đó là ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại thực phẩm không có tính acid và giàu men vi sinh cũng rất cần thiết. Nước giúp làm loãng thức ăn, dễ di chuyển trong đường ruột, dễ tiêu hóa, làm mềm phân, chống táo bón. Chất xơ trong thực phẩm giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, nhuận tràng. Các loại rau lá củ cải, bina, cải xoăn, cải bắp, cà rốt, súp lơ…. có tính kiềm, trung hòa acid dịch vị dạ dày. – Thực phẩm giàu kẽm giúp tái tạo và sản sinh tế bào miễn dịch, giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của bệnh nhiễm trùng. Chúng có nhiều trong sò biển, củ cải, cùi dừa già, đậu Hà Lan…. – Những bé hay ợ nóng, ợ chua cần tăng cường các thực phẩm không có tính acid như chuối, bột yến mạch, gạo, bánh mì và ngũ cốc thô.

– Các thực phẩm chiên rán bởi nhiệt độ cao, nhiều dầu mỡ, các thức uống có gas, chứa nhiều hương liệu tổng hợp,… là những kẻ thù của hệ tiêu hóa trẻ nhỏ. Nếu mẹ cho trẻ dùng nhiều chúng sẽ khiến bụng trẻ bị đầy chướng, khó dung nạp và tiêu hóa thức ăn khác. – Đồ ăn cay chứa chất kích thích có thể làm tê liệt hệ thống tiết dịch vị và men tiêu hóa của trẻ, khiến thức ăn lâu tiêu hơn. – Dung nạp quá nhiều các loại ngũ cốc, lúa mạch giàu tinh bột cũng trở thành gánh nặng cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. – Ăn đồ chua lúc đói có thể làm lượng axit dạ dày tăng cao gây trướng bụng.

Roi Loan Tieu Hoa O Tre 2 640 X 479 Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ – Cơn Ác Mộng Của Cha Mẹ
Khi đường ruột của trẻ bị rối loạn tiêu hóa rất nhạy cảm với thức ăn, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng.

Miệng là nơi bắt đầu của hệ tiêu hóa. Do vậy việc nhai thức ăn rất quan trọng. Nhai kỹ giúp chia nhỏ thức ăn thành những mảnh nhỏ hơn, được trộn đều với enzym tiêu hóa trong nước bọt, qua đó làm giảm gánh nặng lê dạ dày, giúp hệ tiêu hóa dưới làm việc nhẹ nhàng hơn.

Cho trẻ ăn thành nhiều bữa phụ, không nên ăn quá no trong một bữa sẽ giải tỏa áp lực cho hệ tiêu hóa. Giảm khẩu phần thịt và các thực phẩm nhiều đạm, béo vào bữa tối sẽ trẻ tiêu hóa hết thức ăn trước khi đi ngủ.

Stress và căng thẳng khiến trẻ mất cảm giác ngon miệng và hệ tiêu hóa nặng nề hơn, khả năng tiết dịch vị và tiêu hóa thức ăn kém hơn. Vậy nên, mẹ hãy cố gắng tạo không khí vui vẻ, quây quần trong bữa ăn, cho con thật nhiều tiếng cười khi ăn.

Các hoạt động thể lực giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, do đó khiến trẻ mau đói hơn, ngon miệng hơn khi ăn, hệ tiêu hóa cũng hoạt động khỏe mạnh hơn sau khi hoạt động thể chất. Ngoài ra các hoạt động thể thao giúp tăng đào thải chất độc qua việc tiết mồ hôi, từ đó giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn.

Bổ sung lợi khuẩn hằng ngày để tăng cường số lượng lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch đường ruột, giúp trẻ chống chọi lại các bệnh đường tiêu hóa. Hầu hết các mẹ đều biết đến vai trò của cân bằng hệ sinh đường ruột giúp tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch và sức đề kháng. Bổ sung lợi khuẩn giúp kích thích sản sinh các enzym tiêu hóa và các tế bào sinh miễn dịch đường ruột, loại trừ bệnh tật trong đó có rối loạn tiêu hóa và các bệnh đường tiêu hóa khác. Bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh có nguồn gốc tự nhiên như từ kim chi Hàn Quốc sẽ giúp bụng trẻ luôn khỏe mạnh để vững vàng đối phó với các vấn đề của rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, tăng cân nhanh.

Nếu mẹ còn những thắc mắc, băn khoăn về tình trạng tiêu hóa của trẻ hãy liên hệ với chuyên gia, Ths.Bs. Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) qua hotline 0896.509.509 hoặc gửi thư điện tử qua hòm mail: bslethihai@bekhoemevui.vn.

Hệ thống cửa hàng Mẹ và Bé VOI CON xin chia sẻ cùng ba mẹ bài viết trên, hy vọng giúp ích được cho các bạn.

Hệ thống cửa hàng Mẹ và Bé Voi Con chuyên: đồ sơ sinh cao cấp chính hãng, sữa, bỉm, đồ ăn dặm, quần áo, đồ dùng cho mẹ và bé. Giảm giá 3% khi mua online.

Trả lời